Trang chủ / Bệnh Điều Trị / Bệnh viêm gan vịt, ngan.

Bệnh viêm gan vịt, ngan.

  1. Lịch sử phát hiện:

Bệnh lần đầu tiên được Levin và Fabricant phát hiện ở Long Ailen, thuộc bang New york, Mỹ năm 1949, Sau đó khoảng 10 năm bệnh có ở khắp nơi trên thế giới.

– Lần đầu tiên xảy ra ở Đông Anh – Hà Nội (Trần Minh Châu, 1979 – 1980).

– Bệnh được phát hiện ở Gia Lâm – Hà Nội (1984), ở Bình Lục – Nam Hà.

– (1986), ở Tứ Lộc – Hải Dương (1986); ở Phú – Khánh (nay là Khánh.

– Hoà và Phú Yên, 1987), ở Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh, 1988) ở Đång Tháp.

  1. Nguyên nhân gây bệnh:

Căn bệnh là một virus rất nhỏ, có cấu tạo ARN, theo phân loại hiện nay thì đây là virus thuộc nhóm Picorna không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

  1. Sức đề kháng của virus:

– Virus viên gan có sức đề kháng tương đối cao đối với nhiệt độ và hóa chất.

– Trong rơm độn chuồng, thức ăn, nước uống, virus có thể tồn tại từ 15-40 ngày.

– Về mùa đông nhiệt độ thấp virus càng tồn tại được lâu hơn.

–  ở nhiệt độ 37 độ C, virus có thể tồn tại 48h.

– Ở 60oC trong 30 phút virus vẫn chưa bị giết.

– Có thể tồn tại trong dung dịch foocmon 0,01% ở 37oC trong 8h. Muốn tiêu diệt virus, dung dịch phải có độ đậm đặc ít nhất là 1% và phải mất 3h.

  1. Con đường lây truyền:

– Vịt ngan có thể nhiễm virus thông qua nhiều con đường:

– Theo thức ăn, nước uống, lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, và vết thương ở da.

– Vịt bị bệnh bài xuất virus ra ngoài theo phân, nước mũi vào thức ăn, nước uống chất độn chuồng.

– Dụng cụ và không khí trong chuồng bị ô nhiễm, quần áo dầy dép, người chăn nuôi bị vịt vấy nhiễm là điều kiện lây lan bệnh.

– Do cơ thể mẹ nhiễm bệnh, mầm bệnh xâm nhiễm vào trứng và gây bệnh.

  1. Triệu chứng:

– Bệnh xảy ra ác liệt ở đàn chưa bao giờ mắc bệnh.

– Nhưng cũng có trường hợp bệnh ít trầm trọng và kéo dài.

– Trường hợp kế phát bệnh phó thương hàn tỷ lệ chết thường cao, kéo dài trong nhiều ngày .

– Cũng có trường hợp vịt chết hàng loạt mà không có triệu chứng trên.

– Hình thái đầu nghoẹo ra sau, chân duỗi thẳng lúc chết thường được coi là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm gan vịt.

– Trường hợp bệnh kéo dài có thể do Salmonella kế phát gây nên hiện tượng ủ rũ cao độ và ỉa chảy

– Bệnh viêm gan do virus có tỷ lệ chết giao động rất lớn, có thể từ vài phần trăm đến 80-90%

Tư thế chết đặc trưngĐầu ngoẹo ra sau

  1. Bệnh tích:

– Bệnh tích quan trọng nhất là ở gan

– Toàn mặt gan có nhiều nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, rìa gọn. Đôi khi các nốt này nhỏ li ti và tràn lan

– Ngoài ra lách có thể hơi sưng, thận tụ máu

Xuất huyết định ghim ở gan

Gan sưng to

Phôi vịt 15 ngày chết do virus

  1. Chuẩn đoán phân biệt bệnh Viêm gan vịt với các bệnh sau  

a. Phó thương hàn vịt:   Có thể chữa khổi bằng kháng huyết thanh,hoặc kháng sinh. Trái lại bệnh viêm gan vịt thì không có kết quả, thậm trí có thể chết nhiều hơn .

b. Bệnh dịch tả vịt: Hiện tượng xuất huyết không chỉ thấy ỏ gan mà con ở các tổ chức khác: da, bao tim, màng ngực, niêm mạc dạ dày và ruột…ngoài ra virus dịch tả vịt còn gây bệnh cho vịt ở mọi lứa tuổi.

c. Bệnh ngộ độc do Aflatoxin:Có triệu chứng gần giống viêm gan do virus nhưng kiểm tra tổ chức gan thấy tế bào gan bị phá hủy nghiêm trọng, ngoài ra bệnh ngộ độc nấm mốc không có hiện tượng sốt.

8. Phòng bệnh:

– Do bệnh truyền nhiễm qua thức ăn, nước uống, đường hô hấp, nên khi bệnh xảy ra cần nhốt riêng vịt ở các lứa nở khác nhau, cách ly xa nơi có dịch bệnh.

– Trong và ngoài chuồng, khi có dịch xảy ra phải thường xuyên tiêu độc, khử trùng

– Dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải thường xuyên vệ sinh, sát trùng

– Chăn thả vịt ở nơi không ô nhiễm .

– Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, vịt được sống trong điều kiện tối ưu nhất.

– Không nhập vịt con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên

– Tiêm vacxin viêm gan nhược độc cho vịt lúc 1 tuần tuổi.

 Dùng kháng thể tiêm hoặc cho uống

– “GIÀNH LẠI SỰ SỐNG TỪ TAY TỬ THẦN”:

(Trên đây là các sản phẩm của công ty dùng để phòng, điều trị bệnh và tăng sức đề kháng cho vịt các bạn và bà con có thể liên lạc với chuyên viên kỹ thuật, bác sĩ thú y: Phạm Văn Sơn. ĐT: 0983 117 401)

– Trường hợp kế phát Salmonella, E.coli: có thể dùng kết hợp các thuốc sau.

About thuylanh

Xem lại

Vắc xin đa giá Mar-2esal phòng 3 bệnh đường tiêu hóa

VẮC XIN PHÒNG TIÊU CHẢY ĐA GIÁ, TIÊM MỘT MŨI MAR-2ESAL.VAC PHÒNG 3 BỆNH ĐƯỜNG …

BỆNH GẠO LỢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh gạo lợn do sán dây Taenia spp gây ra ở lợn, được tổ chức …

Cách phòng và trị bệnh lở mồm long móng trên gia súc (FMD)

LMLM( FMD) là bệnh truyền nhiễm quan trọng ( xếp đầu bảng A bệnh nguy …

Các yếu tố để heo mẹ không đè heo con trong 21 ngày đầu sau sinh

Trong thực tế, hầu như không một trại chăn nuôi heo nào không gặp trường …