Trang chủ / Bệnh Điều Trị / Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà (phần 1)

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà (phần 1)

CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI

–  Xa vùng có mật độ chăn nuôi cao mà môi trường ở đó đã bị ôi nhiễm, dịch bệnh xảy ra nhiều.

–  Vùng đất cao ráo, bằng phẳng không bị lũ lụt và xa vùng dân cư đông đúc.

–  Điều kiện đường xá phải thuận lợi, nếu có nhiều cây xanh và đồi cây thì càng tốt.

–  Đủ nước sử dụng quanh năm. Nước không bị ô nhiễm hoặc bị nhiễm các hóa chất kim loại nặng.

ĐẶC ĐIỂM CHUỒNG NUÔI GÀ

–  Chiều dài chuồng nằm dọc theo hướng Đông Tây là tốt nhất hoặc tùy theo địa hình.

–  Chiều rộng của chuồng không nên rộng quá 10m. Khoảng cách giữa các chuồng ít nhất là 20m, nếu có điều kiện đất rộng thì khoảng cách xa hơn càng tốt.

–  Chuồng trại phải thoáng, không khí lưu thông dễ dàng và có mái hiên, nếu có điều kiện lợp lá cây, lá có nên trên mái để chống nóng.

–  Nền chuồng có thể bằng xi măng hoặc tấm thoáng nâng cao, nền chuồng nâng cao hơn mặt bằng vườn khoảng 40-60cm để tránh bị úng lụt, ẩm thấp và không khí lưu thông thuận lợi phòng bệnh hen viêm phổi và bệnh cầu trùng rất hiệu quả hoặc nếu là nền sàn tận dụng cây que thì nền chuồng cao trên 1,2m sao cho thuận lợi cho việc thu phân và vệ sinh.

–  Thiết kế kiểu chuồng sao cho dễ lắp đặt các dụng cụ và thiết bị chăn nuôi tiện sử dụng, đẹp và gọn gàng, dễ vệ sinh.

–  Tránh gió lùa trực tiếp vào chuồng, gây ảnh hưởng  mùi hôi cho láng giềng

VẬT LIÊU LÓT NỀN

    Đến nay, các loại lót nền để nuôi gà thường được sử dụng là trấu, mùn cưa, vỏ bào. Dùng trấu là tốt nhất vì vỏ bào và mùn cưa hay lẫn tạp chất làm tổn thương đến gà. Vật liệu lót nền, phải mới không có mùi, không bị ẩm mốc, biến màu. Nếu cẩn thận cần xử lý vật liệu lót nền bằng bằng dung dịch 5% Fooc môn.

NƯỚC UỐNG CHO GÀ

    Khi gà nhập vào chuồng cần cần phải chuẩn bị nước sạch nếu có điều kiện cho gà uống nước đun sôi để nguội pha thêm ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C và ÚM GIA CẦM cho gà uống từ 3-5 ngày đầu để nâng cao  sức đề kháng phòng bệnh hen và tiêu chảy cho gà. Nên đặt bình nước xen kẽ máng ăn, phải có đủ máng nước cho gà con, cứ 100 con gà cần có 2-3 máng nước. Nên đặt bình nước uống hoặc máng nước uống tự động ở độ cao thích hợp để gà con dễ uống  và không bị vãi nước ra nền chuống gây ẩm thấp và dễ bị bệnh cầu trùng. Khi gà được 7-12 ngày nên bổ xung bình nước uống lớn dần dần đến ngày thứ 15 thay hết bình nhỏ bằng bình lớn. Vệ sinh bình nước uống 2 lần/ ngày.

Đặt bình nước xen kẽ máng ăn

Lưu ý: Nên thay máng uống vào  cho gà vào những giờ cố định  trong ngày, thay nước vào buổi sáng và buổi chiều để kiểm soát lượng nước uống hàng ngày. Nếu lượng nước uống tăng hơn thường ngày 15% thì lúc đó gà đã bị sốt và  đã có bệnh . Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện  sớm nhất bệnh của gà. Mùa nóng máng luôn phải có nước, về buổi trưa nắng nóng nên cho gà nhịn ăn từ 11h-14h chỉ cho uống nước pha ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C. Đây là biện phấp tốt nhất để hạn chế gà bị chết nóng.

CHẤT LƯỢNG GÀ CON

Gà con có chất lượng tốt gồm các chỉ tiêu sau:

–  Dễ nuôi mau lớn, có chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp.

–  Khỏe mạnh, tươi tắn, hiếu động, hiếu động, đôi mắt trong sáng.

–  Kích thước, trọng lượng và màu lông đồng đều.

–  Rốn không bị hở hoặc viêm nhiễm.

–  Phân không dính bết hoặc đít bị ướt.

–  Chân bóng mượt, hồng hào, không bị khô.

–  Không có đặc điểm dị thường như: đầu nghẹo. mỏ cong, chân cong,..

–  Không có vi khuẩn Mycoplasma có thể lây nhiễm từ gà bố mẹ qua trứng.

–  Gà con phải có lý lịch bố mẹ rõ ràng, bố mẹ phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ.

    Các bạn thân mến, trên đây là toàn bộ công tác chuẩn bị chuồng trại và chọn giống gà. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới các các bạn phương pháp úm và chăm sóc gà trong bài viết:” KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO GÀ (PHẦN 2)”

Xin cảm ơn!

 

About thuylanh

Xem lại

Vắc xin đa giá Mar-2esal phòng 3 bệnh đường tiêu hóa

VẮC XIN PHÒNG TIÊU CHẢY ĐA GIÁ, TIÊM MỘT MŨI MAR-2ESAL.VAC PHÒNG 3 BỆNH ĐƯỜNG …

BỆNH GẠO LỢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh gạo lợn do sán dây Taenia spp gây ra ở lợn, được tổ chức …

Cách phòng và trị bệnh lở mồm long móng trên gia súc (FMD)

LMLM( FMD) là bệnh truyền nhiễm quan trọng ( xếp đầu bảng A bệnh nguy …

Các yếu tố để heo mẹ không đè heo con trong 21 ngày đầu sau sinh

Trong thực tế, hầu như không một trại chăn nuôi heo nào không gặp trường …